Lịch sử Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm

1890

Dịch cúm đầu tiên đã được ghi chép lại.

Tây Ban Nha 1918

Dịch cúm Tây Ban Nha do virus cúm gia cầm H1N1 đã làm chết hơn 40 triệu người. Nguồn gốc của virus này vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, nó có thể liên quan đến một số vật chủ trung gian truyền bệnh như lợn hoặc động vật khác.

Châu Á 1957

Dịch cúm tại châu Á do virus H2N2 đã làm chết 100.000 người.

Hồng Kông 1968

Dịch cúm ở Hồng Kông đã làm chết 700.000 người do tác nhân là virus H3N2. Cả hai loài virus H2N2 (gây dịch năm 1957) và H3N2 đều được cho rằng đã có sự trao đổi gene giữa virus cúm gia cầm và virus cúm người, điều này làm cho virus có khả năng xâm nhiễm vào người.

Hồng Kông 1997

Những trường hợp đầu tiên của cúm gà H5N1 được phát hiện là ở Hồng Kông vào ngày 21 tháng 5 năm 1997. Có 4 trong số 16 người bị nhiễm virus này đã chết. Đợt bùng phát này chỉ giới hạn ở Hồng Kông. Tất cả các con gà trong khu vực đã bị tiêu diệt.

Châu Á 2003

Tháng 2, các cảnh báo về nguy cơ dịch cúm được đưa ra sau khi có 2 trường hợp nhiễm H5N1 ở Hồng Kông, trong đó một bệnh nhân đã tử vong sau đó.

Tháng 9, lần đầu tiên Hàn Quốc xuất hiện dịch cúm gia cầm ở gà do virus H5N1.

Hà Lan 2003

Dịch cúm gia cầm (do H7N7) đã bùng phát dữ dội tại gần 800 trang trại gia cầm tại Hà Lan và làm tiêu huỷ 11 triệu con gà. Virus này cũng đã xâm nhiễm 83 người qua tiếp xúc trực tiếp và có triệu chứng như bị cúm. Một trường hợp trong số đó đã tử vong.

Nhật Bản 2004

Tháng 1, Nhật Bản lần đầu tiên có dịch cúm gia cầm (cũng do H5N1) kể từ năm 1925.

Đông Nam Á 2004

Vào tháng 1 năm 2004, một đợt bùng phát mới của cúm gà H5N1 lan toả vào nền công nghiệp chăn nuôi ở Việt NamThái Lan, và chỉ trong vòng một vài tuần lễ đã lan rộng ra 10 quốc gia trong khu vực ở châu Á, bao gồm Indonesia, Hàn Quốc, Nhật BảnTrung Quốc. Những cố gắng nỗ lực đã được đưa ra để thiêu huỷ số , vịtngỗng bị lây nhiễm (hơn 40 triệu con gà tính riêng đã bị thiêu huỷ ở những vùng lây nhiễm cao), và đợt bùng phát đã được ngăn chặn vào tháng 3, mặc dầu số người chết ở cả Việt Nam và Thái Lan lên đến 23 người.

Tháng 2 năm 2004, virus cúm gà được phát hiện ở trong lợn ở Việt Nam, làm tăng nỗi mối lo sợ về sự hình thành những biến thể mới.

Các đợt bùng phát cúm gà mới đã được nhìn nhận tại các tỉnh AyutthayaPathumthani của Thái Lan, cũng như tại thành phố Sào Hồ của Trung Quốc vào tháng 7 năm 2004.

Tháng 8 năm 2004, người ta xác nhận sự xuất hiện cúm gia cầm tại Kampung Pasir, Kelantan, Malaysia. Hai trường hợp gà mang virus H5N1 đã được phát hiện. Ngay sau đó, Singapore đã thông báo cấm nhập khẩu các sản phẩm từ gà và gia cầm có nguồn gốc từ Malaysia. Tiếp đến, Liên minh châu Âu có quyết định tương tự. Chính phủ Malaysia đã phải ra lệnh hủy toàn bộ số gia cầm trong phạm vi bán kính 10 km điểm bùng phát dịch.

Tháng 6, các thử nghiệm trên gà và chuột cho thấy virus H5N1 được phân lập từ những con vịt nhiễm năm 2004 đã tăng cường độc tính và xâm nhiễm đối với động vật có vú so với những chủng virus trước kia.

Bắc Mỹ 2004

Tại Bắc Mỹ, sự xuất hiện của virus cúm gà chủng H7N3 đã được nhận thấy tại vài nông trại tại British Columbia vào tháng 2 năm 2004. Đến tháng 4 cùng năm, 18 nông trại đã bị cô lập để ngăn chặn sự lan tràn. Hai trường hợp cúm gia cầm lây sang người đã được công nhận tại vùng này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm http://www.boston.com/news/world/asia/articles/200... http://www.prepare-for-bird-flu.com/ http://home.san.rr.com/earlybird/BF_PSA.pdf http://home.san.rr.com/earlybird/Emergency%20Kit.x... http://www.ndu.edu/ctnsp/Bird_flu.htm http://www.who.int/csr/disease/avian_influenza/cou... http://vnexpress.net/Topic/?ID=2326 http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/11/3B9E3D... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/specials/1623_bird... http://www.dantri.com.vn/Sukien/2005/11/87004.vip